Chúc Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 8/3

chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3

Luật Bảo hiểm tiền gửi qua 10 năm thực thi

08/04/2025

Luật Bảo hiểm tiền gửi được thông qua năm 2012, đưa chủ trương bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng lên một tầm cao mới.

Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 97 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, một ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Sau 10 năm qua, bối cảnh ngành ngân hàng đã phát triển ngày càng lớn mạnh. Đi kèm với quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, các cơ chế, chính sách đã nhiều lần được sửa đổi. Tiêu biểu là Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng đã quy định các chức năng, nhiệm vụ mới cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm tham gia tích cực vào quá trình này. Các chức năng, nhiệm vụ được đề cập tới trong Luật các tổ chức tín dụng song chưa được quy định trong Luật bảo hiểm tiền gửi.

Bên cạnh đó, các Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều nhấn mạnh việc sử dụng nguồn lực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm hỗ trợ phục hồi, xử lý các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ gặp vấn đề. Theo đại diện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, để tạo hành lang pháp lý triển khai những chủ trương này, cần có quy định cụ thể trong Luật bảo hiểm tiền gửi và đảm bảo sự thống nhất của luật này với các luật có liên quan như Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng.

“Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm tiền gửi có tính chất nền tảng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ an toàn hệ thống ngân hàng”, đại diện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chia sẻ.

Hiện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện đánh giá, tổng kết quá trình triển khai Luật bảo hiểm tiền gửi đồng thời đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung luật này. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, việc kiến tạo hành lang pháp lý cho chính sách bảo hiểm tiền gửi không chỉ nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc hiện hữu mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược nhằm sớm dự liệu sẵn những vấn đề trong tương lai, cung cấp những công cụ chính sách hiệu quả để cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cũng như cơ quan bảo hiểm tiền gửi sử dụng khi cần thiết.

Đại diện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhìn nhận việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm xử lý những vướng mắc đã phát sinh trong quá trình triển khai chính sách trong thời gian qua, đồng thời có những quy định thống nhất với các luật có liên quan như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật phá sản… Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao vị thế, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, bảo vệ tốt hơn, kịp thời hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Cùng chuyên mục