Sau khi đọc bài viết, “Lừa đảo chiếm tài sản hay gian lận trong kinh doanh bảo hiểm?” của tác giả Lê Đức Anh đăng ngày 01/03/2023, tôi cho rằng hành vi của Trần Thị Thu T cấu thành tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Thứ nhất, Trần Thị Thu T đã ký hợp đồng làm đại lý bảo hiểm với Công ty bảo hiểm nhân thọ M điều này đã làm phát sinh quan hệ lao động thông qua hợp đồng, giữa T và Công ty M.
Thứ hai, về mặt khách quan tháng 05/2022, T đã làm tài liệu giả mạo mua cho A một hợp đồng bảo hiểm, ký thay tên của A vào hợp đồng mà không có sự đồng ý của A.
Thứ ba, tháng 10/ 2023 T đã làm hồ sơ đòi quyền lợi viện phí và chi phí phẫu thuật với lý do bị gãy chân và phải phẫu thuật cho A là không đúng với sự thật đồng thời qua điều tra, xác minh thì A cũng không biết về hành vi làm giả hồ sơ của T để đòi quyền lợi bảo hiểm cho mình. Và thông qua hành vi làm giả hồ sơ giả mạo của A thì T nhằm mục đích chiếm đoạt với số tiền 20 triệu đồng từ hành vi vi phạm của mình. Vì vậy, T đã xâm phạm đến chế độ quản lý, kinh doanh bảo hiểm của Công ty M đồng thời xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân mà cụ thể là A với hành vi giả mạo tài liệu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xảy ra trên thực tế.
Theo đó hành vi của Trần Thị Thu T đã giận lận trong kinh doanh bảo hiểm mà cụ thể hành vi đó được quy định ở điểm b, khoản 1, Điểu 213 BLHS “ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra”
Như vậy, hành vi của Trần Thị Thu T đã cấu thành tội “gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”.
TRẦN VĂN MINH – Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 7